KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Năm học: 2018 – 2019

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD – ĐT CƯM’GẢR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                         —————————-

Số: …/ KHNGLL                                           EaDrơng, ngày 05 tháng 09 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Năm học: 2018 – 2019

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của Phòng Giáo Dục & Đạo Tạo huyện CưM’gar và kế hoạch năm học 2018– 2019 của trường tiểu học Nguyễn Khuyến;

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học sinh và tình hình thực tế của nhà trường.

Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL năm học 2018 – 2019 cụ thể như sau.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
  2. Thuận lợi

Thường xuyên được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục về công tác chuyên môn và các hoạt động phong trào.

Cơ sở vật chất khang trang, khung cảnh sư phạm sạch đẹp tạo bầu không khí trong lành cho học sinh vui chơi và học tập. Đồ dùng phục vụ hoạt động của trẻ được bổ sung tương đối đầy đủ.

Đội ngũ giáo viên đoàn kết, chuyên môn vững vàng, có nhiều năng khiếu, năng động nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác dạy và cũng như HĐNGLL.

Học sinh chăm ngoan lễ phép, hiếu học, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, đại đa số phụ huynh quan tâm đến hoạt động  giáo dục ngoài giờ, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho các em tham gia các buổi ngoại khóa.

Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2012 và nhiều năm liền đạt danh hiệu tiến tiến xuất sắc cấp Huyện.

  1. Khó khăn

Kinh tế nhân dân không đồng đều, một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với lứa tuổi tiểu học nên chủ yếu coi trọng việc học chính khóa.

Một số giáo viên tuổi lớn, nên gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động GDNGLL, lúng túng trong tổ chức, xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức và phướng pháp sinh hoạt…

Một số em học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn vì vậy khó khăn trong việc sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.

  1. 3. Quy mô trường lớp.

Số lượng: Tổng số 21 lớp 562 em học sinh; Trong đó: nữ 260 em; Dân tộc: 562;  Khuyết tật: 7 em.

Đội ngũ: 41 Cán bộ giáo viên; nhân viên trong đó:

Cán bộ quản lý: 03 người;

Giáo viên: 33 người trong đó GV bộ môn: 05 (1 Mỹ thật; 1 Âm nhạc; 1 Tin học; 2 Thể dục, Anh văn 2)

Tổng phụ trách đội: 01 người

Nhân viên: 5 (1 Kế toán; 1 Văn thư; 1 Thiết bị; 1 Ytế; 1 bảo vệ) .

  1. Mục đích yêu cầu:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện để các em rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp và phát huy năng lực sở thích của mình.

Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em có cơ hội, điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và làm phong phú vốn hiểu biết của các em. Giúp các em có thái độ, tình cảm đúng, tiếp tục bồi dưỡng thái độ tích cực đối với bản thân, với mọi người xung quanh và cộng đồng.

III. Nội dung:

+ Tìm hiểu về các ngày lễ lớn của dân tộc; về Đội TNTPHCM; về Đoàn TNCSHCM; về Bác Hồ; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Giáo dục an toàn giao thông.

+ Sinh hoạt tập thể; múa hát sân trường

+ Giáo dục lao động công ích

+ Vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ xóm. Bảo vệ môi trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Tìm hiểu lịch sử địa phương; Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ

+ Liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn; hội thao; các trò chơi dân gian.

+ Ngoại khóa về các môn học.

+ Giáo dục kĩ năng sống….

  1. Phương pháp tổ chức

Tổ chức dạy học cả trên lớp, cả ngoài trời:  cho học sinh đi tham quan các công trình di tích lịch sử địa phương hoặc nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hoá, chăm sóc nghĩa trang  liệt sĩ.

Tổ chức múa hát tập thể, thể dục giữa giờ. Nâng cao chất lượng các buổi tập.

Tổ chức thi: Tài trí học trò cấp trường dưới hình thức “Rung chuông vàng”.

Tổ chức sinh hoạt tập thể  nhân dịp các ngày lễ kỉ niệm lớn trong năm như ngày 20/11; 22/12; 26/3; 19/5. Nội dung và hình thức phong phú đa dạng, theo từng chủ đề, chủ điểm có ý nghĩa phù hợp với các ngày lễ kỉ niệm lớn đó.

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường đảm bảo trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn đối với thày và trò trong nhà trường từ đầu đến cuối năm học.

Thành lập đội văn nghệ và tiến hành học ít nhất một tiết mục dân ca, cổ truyền dân tộc, tổ chức  trò chơi dân gian, tổ chức giao lưu tiếng hát dân ca cấp trường.

Đánh giá, xếp loại giữa các lớp, các khối và cuối HKI, cả năm.

  1. Tổ chức thực hiện

  1/ Xây dựng kế hoạch:

          1.1. Trường

Để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  đạt hiệu quả, nhà tr­ường đã phải xây dựng kế hoạch  hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngay từ đầu năm học. Nội dung, hình thức hoạt động phong phú đa dạng.

Giao cho cán bộ phụ trách từng phần, từng mảng công việc để tổ chức đồng bộ các hoạt động học gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo môi trường giáo dục thân thiện, hiệu quả. Cụ thể:

  1. Tổng phụ trách

Lập kế hoạch chương trình hoạt động Đội từng tuần, từng tháng, gắn với từng chủ điểm và tình hình thực tế địa phương.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể cá nhân  trong nhà trường.

Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Y tế tổ chức hoạt động cho học sinh.

  1. Tổ chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa vào kế hoạch của nhà trường và nội dung hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn.

Cùng với Tổng phụ trách tổ chức các hoạt động cho học sinh.

c.Giáo viên:

Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh lớp chủ nhiệm.

Phối hợp với đồng chí Tổng phụ trách và đồng chí phụ trách Y tế tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cho học sinh.

Giáo dục HS có ý thức tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

  1. Thành lập Ban chỉ đạo

– Trư­ởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng nhà trường.

– Phó ban chỉ đạo: Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.

– Các uỷ viên là đại diện của:

+ Công Đoàn nhà trư­ờng.

+Tổ trư­ởng chuyên môn các khối lớp.

+ Đại diện Hội cha mẹ học sinh.

– Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chuyên môn.

  1. Kiểm tra đánh giá.

Ban giám hiệu nhà trư­ờng kiểm tra đánh giá thường xuyên dư­ới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, kịp thời phát hiện những thiếu sót để  điều chỉnh kế hoạch kịp thời, hiệu quả.

Kết quả kiểm tra đánh giá gắn với công tác thi đua giữa các lớp, khối. 

  1. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Tháng Nội dung công việc Người thực hiện Ghi chú
9/2018 Chủ điểm: ” Vui hội đến trường- Mừng năm học mới”

– Tổ chức lao động vệ sinh, tu sửa bồn lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

– Duy trì nền nếp công tác Đội, lập các Đội danh dự ( trống …)

– Chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học năm học mới: văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian; tặng quà cho hs nghèo vươn lên học tốt.

– Tổ chức học nội quy trư­ờng học và bước đầu tìm hiểu luật giao thông đường bộ.

–  Thành lập đội cờ đỏ, sao nhi đồng

– Học múa hát tập thể và bài TDNĐ.

– Tổ chức vui tết trung thu cho các em thiếu nhi

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c  Luên

Đ/c Tiến

Đ/c Huyền

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
10/2018 Chủ điểm: ” Truyền thống nhà trường”

Giới thiệu truyền thống của nhà trường cho học sinh; cho hs trả lời câu hỏi…

– Giáo dục hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

– Tuyên truyền, phòng chống dịch sốt xuất huyết

– Duy trì các nề nếp quy định

– Tập huấn công tác Đội

– Thi đua Hai tốt, thao giảng cấp tổ

– Tổ chức đại hội Chi đội, Liên đội

– Tổ chức tuyên truyền ATGTcấp trường, tổ chức cho hs vẽ tranh về ATGT

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Đ/c Huyền

 

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
11/2018  Chủ điểm: ” Tôn sư trọng đạo”

– Tổ chức thi đua hội học, hội  giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt  Nam 20 /11.

– Tổ chức hội thi “Văn nghệ”  chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

– Tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

– Tổ chức tuyên truyền về biển đảo Tổ quốc

– Làm lễ tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì tai nạn giao thông

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
12/2018 Chủ điểm: “Uống nước nhớ nguồn”

– Lao động chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ

– Tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ.

– Tổ chức thăm hỏi một số gia đình th­ương binh liệt sĩ ở địa phương..

– Mời đại biểu nói chuyện về truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

– Tổ chức thi giao lưu văn nghệ giữa các lớp

-Tham gia các hoạt động “Hội khỏe Phù Đổng”

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
1 +2/2019 Chủ điểm: ” Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc”

– Tổ chức tết trồng cây và tham gia chăm sóc cây cối, v­ườn trư ­ờng.

– Tổ chức văn nghệ hát về Đảng và Bác Hồ.

– Thi Thể dục nhịp điệu gữa các lớp.

– Tổ chức cho học sinh múa, hát và đọc sách giữa giờ

– Vệ sinh đường lãng ngõ xóm đón Tết Nguyên Đán.

– Giáo dục hs đón tết an toàn, tiết kiệm

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Đ/c Huyền

 

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
3/2019 Chủ điểm: ” Yêu quý mẹ và cô giáo”

Tổ chức sinh hoạt chủ điểm 8/3 và 26/3

– Tổ chức cho hs hái hoa dân chủ

– Tổ chức cho hs vẽ tranh về mẹ và cô

– Tổ chức ngày hội thiếu nhi khỏe – Tiến bước lên Đoàn

– Tổ chức các hoạt động văn nghệ

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
4/2019 Chủ điểm: ” Hòa bình và hữu nghị”

– Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về truyền thống đấu tranh dựng nư­ớc của dân tộc ta

– Tổ chức thi vẽ tranh về môi trư­ờng, về  ATGT, phòng chống bệnh AIDS.

– Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới.

Đ/c Luên

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 
5/2019 Chủ điểm: ” Bác Hồ kính yêu”

– Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về Bác Hồ

-Tổng kết năm học và lễ bàn giao học sinh về địa phư­ơng.

Đ/c Luên

Các tổ chuyên môn

HS khối 1,2,3,4,5

 

Trên đây là kế hoạch chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Nguyễn Khuyến năm học 2018 -2019. Đề nghị tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường phối hợp thực hiện để nhà trường hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

                    HIỆU TRƯỞNG                                                   Người lâp kế hoạch

  1. HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                                                         Trần Quốc Toản

 

 

                                                                                                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD – ĐT CƯM’GẢR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                         —————————-

Số: …/ KHNGLL                                           EaDrơng, ngày 06 tháng 09 năm 2017

 

KẾ HOẠCH SINH HOẠT THÁNG 9 & 10

Chủ đề: Tìm hiểu truyền thống nhà trường.

–  Tuyên truyền về Giáo dục ATGT

  1. Mục tiêu:

– Giúp học sinh

+ Tìm hiểu về truyền thống nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển. Những thành tích nổi bật trong năm học 2018 – 2019.

+ Giáo dục lòng biết ơn các thế hệ thầy cô, lòng tự hào về mái trường Nguyễn Khuyến thân yêu.

+ Tích cực thi đua trong học tập và rèn luyện lập thành tích cao để Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới.

+ Qua các buổi sinh hoạt giúp học sinh nhận biết được một số biển báo giao thông và có ý thức , tự giác chấp hàng luật giao thông đường bộ khi  tham gia giao thông.

– Thông qua các hoạt động Giáo dục các kỹ năng ; bước  đầu hình thành KN giao tiếp; KN hợp tác, KN tham gia HĐ, KN đánh giá HĐ….

  1. Nội dung

* Tuyên truyền.

+  Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường xây dựng và phát triển.

+ Tổ chức sinh hoạt dưới cờ, các tiết sinh hoạt đội sao nhi, lồng ghép về tìm hiểu truyền thống nhà trường: Về cơ cấu tổ chức; các thành viên trong nhà trường các thành tích đã đạt được trong những năm học vừa qua; các gương học sinh vượt khó trong học tập; các thầy cô giáo – học sinh đạt thành tích cao trong hoạt động dạy và học ….

+ Tổ chức tuyên truyền về công tác An toàn giao thông: lập kế hoạch tổ chức cho học sinh – giáo viên ký cam kết thực hiện an toàn giao thông theo quy định.

+ Đội tổ chức phát thanh măng nom về chủ đề An toàn giao thông.

+ Tổ chức sinh hoạt tập thể văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày quốc khánh 2/9.

+ Cho học sinh chơi một số trò chơi dân gian.

– Phát động thực hiện phong trào 2 không: “Không vi phạm luật giao thông, không xả rác nơi công cộng” rộng rãi trong đội viên và nhi đồng.

– Tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng, tham gia tích cực chủ đề sinh hoạt tháng về Truyền thống nhà trường.

– Tuyên truyền giáo dục ý thức của người học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường; tham gia trồng và chăm sóc cây xanh tại trường, lớp.

– Các chi đội xây dựng đội hình “thiến niên tình nguyện”, “Măng non tình nguyện”, “Măng non xanh – sạch – đẹp”, “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn”, , măng non xây dựng môi trường xanh làm đẹp trường, lớp…

– Phát động góp thêm cây xanh cho lớp như đặt chậu cây xanh tại bàn giáo viên, xung quanh cửa sổ lớp, hành lang…

III.  Hình thức tổ chức:

Sinh hoạt theo chủ đề:

+ Tổ chức sinh hoạt toàn trường theo chủ đề tháng.

+ Các khối 1,2,3,4,5 lập kế hoạch tổ chức vào buổi sinh hoạt ngoài giờ tuần 4 theo khối lớp.

+ Tuyên truyền: kết hợp lồng ghép vào các tiết chào cờ thứ 2 đầu tuần và tiết sinh hoạt đội để tuyên tuyền về các nội dung trên.

+ Tổ chức cho học sinh toàn trường thi các trò chơi dân gian trong phần Hội của ngày khai giảng năm học mới.

  1. Phân công.

+ Các tổ khối trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt của từng tổ.

+ Tổng phụ trách đội: Lập kế hoạch tuyên truyền vào các tiết sinh hoạt đội, tổ chức các trò chơi dân gian,tập văn nghệ chào mừng, trong ngày khai giảng; Phát thanh măng non … Tập một số bài hát theo chủ đề; Tổ chức vui Trung thu cho đội viên.

+ Cán bộ thư viện tổ chức sưu tầm một số mẩu truyện, giới thiệu sách theo chủ đề.

 

                                                                         EaDrơng, ngày 6 tháng 9 năm 2018

     HIỆU TRƯỞNG                                                    P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

            Trần Quốc Toản

 

 

 

BÀI SOẠN HĐNGLL THÁNG 9&10

CHỦ ĐỀ: “TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG”

Thời gian: 28/ 09 /2018

Địa điểm: Sân trường

Người thực hiện: H Luễn  – GV TPT

  1. TUYÊN BỐ LÝ DO

Tháng 9 đã khép lại những ngày hè yên ả. Tiếng ve sầu ngân vang ẩn dấu  dưới tán lá bàng xanh  nhường chỗ cho tiếng  trống  trường  ngân vang  giục  giã  trẻ  thơ  cắp  sách  tới  trường.  Nhịp sống trên mọi miền đất  nước  đang từng  giờ  đổi  thay. Đó  đây những  vụ  tai nạn  thảm  khốc đã  cướp  đi bao mạng  sống  con người. Thật  đau lòng  trước  những  mất  mát  thương tâm. Tháng  9 hàng  năm, đất nước hướng về  “Tháng an toàn giao thông” nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người tham gia giao thông.

Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội. Hôm nay, trường tiểu học Nguyễn Khuyến tổ chức giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Em giữ an toàn khi tham gia giao thông”. Đó là lý do tiết sinh hoạt hôm nay.

  1. GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU

– Cô giáo: Giang Lệ Quyên – Hiệu trưởng

– Thầy giáo: Trần Quốc Toản  – P. Hiệu trưởng

– Các thầy cô giáo  và hơn 500 em học sinh trường tiểu học Nguyễn Khuyến có mặt đông đủ và  sự có mặt của 3 đội chơi đại diện đến từ 3 khối  (khối 3,4,5), mỗi khối thành lập một đội gồm 10 em.

  1. NỘI DUNG SINH HOẠT.
  2. KHỞI ĐỘNG: Vui cùng khán giả

Thế giới trẻ thơ như những giọt sương mai long lanh trên lá. Tâm hồn trẻ thơ luôn được nâng niu, nuôi dưỡng lớn lên từng ngày để mai này làm chủ tương lai đất nước. Lời bài hát của Định Hải ca ngợi  cuộc sống bình yên trên trái đất và nhắc nhở mỗi chúng ta luôn làm nhiều điều tốt đẹp cho trái đất mãi bình yên.

* Toàn trường hát bài hát: Trái đất này là của chúng mình

Tác giả: Nhạc Trương Quang Lục  thơ Định Hải

Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng
Cùng bay nào – Cho trái đất quay !

Cùng bay nào – Cho trái đất quay !

Trái đất này là của chúng mình
Vàng trắng đen tuy khác màu da
Bạn yêu ơi, chúng ta là hoa quý
Đầy hương thơm nắng tô màu tươi thắm
Màu hoa nào – Cũng quý cũng thơm !
Màu da nào – Cũng quý cũng thơm !

Trái đất này là của chúng mình
Cùng xiết tay môi thắm cười xinh
Bình minh ơi khúc ca này êm ấm
Học chăm ngoan đắp xây đời tươi sáng
Hành tinh này – Là của chúng ta !
Hành tinh này – Là của chúng ta !

* Nghe đọc mẩu chuyện: THỎ CON ĐI HỌC và trả lời câu hỏi:

Mấy hôm nay, cả nhà Thỏ bận rộn đào xới khu vườn xung quanh nhà để trồng lại cà rốt dự trữ cho mùa đông sắp tới. Thấy bố mẹ bận rộn, Thỏ con xin phép mẹ được đi học một mình để bố mẹ không phải đưa đón. Bố mẹ Thỏ đồng ý. Thỏ mẹ dặn Thỏ con: “Khi đi học con đi cẩn thận, đi bên lề đường bên phải, đến ngã tư con rẽ phải đến nơi có vạch sơn trắng trước cổng trường con mới sang đường, vì đó là nơi dành cho người đi bộ”.
Thỏ con vâng lời mẹ và ra đi. Nó phấn khởi vì đây là lần đầu tiên trong đời Thỏ con được đi học một mình. Đi được một đoạn, Thỏ con gặp Chó con cũng đi học, trên tay Chó con ôm một quả bóng to. Chó con rủ: “Chúng mình cùng lăn bóng đến trường đi!” Thỏ con lắc đầu: “Tớ không chơi bóng trên đường đâu. Chơi bóng trên đường rất nguy hiểm!
            Chó con bĩu môi: “Sợ gì! Cậu không chơi thì tớ chơi một mình vậy”. Nói xong, Chó con thả bóng xuống và lấy chân đá bóng đi trên lề đường. Chó con vừa chạy theo bóng vừa cười thích thú, được một đoạn, bóng đi chệch hướng lăn xuống lòng đường, chó con thấy vậy lao ngay xuống lòng đường để bắt bóng, Chó con chạy nhanh quá không để ý gì đến người đi xe đạp, nó bị va phải người đi xe, may mà bác lái xe phanh lại kịp, Chó con chỉ bị té xuống trầy đầu gối và chảy máu đầu. Mọi người xúm lại, một người kêu to lên: “Tại sao lại dại dột chơi bóng ở ngoài đường chứ, may mà va phải xe đạp chứ va phải xe ô tô thì mất mạng rồi!”.
Bác đi xe đạp lau chỗ xước trên đầu và đầu gối cho Chó con. Thỏ con đến bên bác đi xe cảm ơn bác. Bác dặn cả hai đi trên lề đường và không chơi bóng  dưới  lòng  đường nữa.
Thỏ con và Chó con tiếp tục đến trường, cả hai đi bên lề đường và im lặng nghĩ đến lời mẹ Thỏ dặn trước khi đi.
Trống trường đã điểm. Thỏ con, Chó con cùng xếp hàng vào lớp. Hôm nay, cô dạy an toàn giao thông – Bài: Không đùa giỡn. thả diều, chơi bóng ở lòng , lề đường”. Thỏ con trả lời: “Thưa cô vì như vậy rất nguy hiểm, gây tai nạn cho mình và cho người khác”. Cô giáo khen Thỏ con giỏi.

Giờ ra chơi, Chó con đến gần Thỏ con và nói: “Từ nay tớ sẽ không bao giờ đùa giỡn, chơi bóng ở lòng, lề đường nữa mà chỉ chơi ở sân trường thôi”. Và  từ  đ ó  đôi bạn  thân cùng chơi bóng vui vẻ trong sân trường.

*3 đội bắt thăm và trả lời câu hỏi: Mỗi đội được quyền bắt thăm và trả lời 1 câu hỏi. Nếu trả lời đúng được ghi 10 điểm. Nếu trả lời sai thì dành quyền trả lời cho đội bạn. Đội bạn trả lời đúng được ghi 5 điểm. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì dành quyền trả lời cho khán giả.

Câu 1: (10 điểm) Chọn ý trả lời đúng.

  1. a) Mẹ dặn Thỏ con đi học cẩn thận, đi bên lề đường bên phải. (a)
  2. b) Mẹ dặn Thỏ con đi học bên lề đường bên trái.
  3. c) Mẹ không dặn Thỏ con

Câu 2: (10 điểm)Chọn ý trả lời đúng

Được Chó con rủ chơi bóng trên đường:

  1. Thỏ con thích thú chơi ngay
  2. Thỏ con từ chối không chơi vì nghe lời mẹ dặn (b)
  3. Thỏ con lưỡng lự vừa muốn chơi vừa muốn không chơi

Câu 3: (10 điểm) Chọn ý trả lời đúng

Chơi bóng dưới lề đường và lòng đường :

  1. Nguy hiểm (a)
  2. Không nguy hiểm
  3. Cả 2 ý trên đều đúng.
  4. KIẾN THỨC GIAO THÔNG

*GÓI 1. (3 câu – 30 điểm) Chọn hành vi đúng, đẹp khi tham gia giao thông:

Câu 1: Khi đi bộ em phải:  (10 diểm)

  1. a) Đi sát mép đường bên phải. (a)
  2. b) Đi sát mép đường bên trái
  3. c) Đi giữa đường.

Câu 2:  Hành  vi dễ  gây tai nạn  là : (10 điểm)

  1. a) Đi xe đạp thả hai tay.       (a)
  2. b) Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm
  3. c) Đi xe đạp bên phải theo chiều đi của mình.

Câu 3: Đi học về thấy xe cơ giới đang chạy (VD: xe cày) (10 điểm)

  1. a) Em vội vàng nhảy lên xe.
  2. b) Em đi chậm và tránh vào lề đường. (b)
  3. c) Em để xe tự tránh mình.

*GÓI 2.   (3 câu – 30 điểm) Chọn câu trả lời đúng

Câu 1Em tiếp tục tham gia giao thông khi có tín hiệu:

  1. a) Đèn xanh                                        (a)

b)Đèn vàng

  1. c) Đèn đỏ

Câu 2: Muốn qua đường em phải:

  1. a) Quan sát các phương tiện giao thông. (a)
  2. a) Chạy qua đ ường, không quan sát.
  3. c) Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3Lúc  tan trường người nhà chưa đến đón em. Em sẽ:

  1. a) Tự ý chạy vào nhà bạn chơi
  2. b) Tự xin xe người lạ mặt để về nhà.
  3. c) Đứng nép tại cổng trường hoặc ngồi chờ ở ghế đá trong sân trường. (c)

* GÓI 3.      (3 câu – 30 điểm)

Câu 1: Hành vi nào sau đây đúng với luật an toàn giao thông?

  1. a) Đi đúng làn đường quy định (a)
  2. b) Tức bạn nên xô bạn té ra lòng đường.
  3. c) Cả hai hành vi trên đều đúng.

Câu 2: Trước cổng trường các phương tiện qua lại rất đông, em cần làm gì để qua đường?

  1. a) Bình tĩnh chờ đợi xe qua. (a)
  2. b) Xin phép xe dừng lại để đi qua.
  3. c) Chạy nhanh qua đường.

Câu 3Thực hiện tốt an toàn giao thông là:

  1. a) Bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho người khác
  2. b) Xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển
  3. c) Cả hai ý trên đều đúng (a)

III. TRÒ  CHƠI (nối  tiếp) 

AI NHANH – AI Đ ÚNG?

                      (Thời gian 3 phút)

* GV chuẩn bị: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển hiệu lệnh; biển chỉ dẫn. (mỗi loại 3 biển báo)

* 3 đội bắt thăm nội dung biển báo và đại diện đội chơi lựa chọn biển báo thích  hợp và dán đúng vào nội dung biển báo yêu cầu.

Nếu đội nào tìm và dán đúng, đủ biển báo và thời gian ngắn nhất (nhanh nhất) ghi 10 điểm. Đội nào chậm hơn thì không đạt điểm tối đa (căn cứ vào mức độ thời gian khác nhau)

  • LIÊN HỆ: (DÀNH CHO KHÁN GIẢ)
  1. Em đi học bằng phương tiện gì? Nếu được người nhà chở em đi học bằng xe máy thì em phải làm gì  trước  lúc  ngồi  lên xe?   (Đội mũ bảo hiểm và cài dây mũ cẩn thận)

– Nếu em đi bộ thì em tham gia giao thông như thế nào? (Em đi bên mép đường bên phải; Không đùa nghịch trong lúc tham gia giao thông)

  1. Chúng ta thực hiện tốt an toàn giao thông nhằm mục đích gì?

(Bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho người khác; Xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển).

  • Toàn trường hát bài hát: ĐƯỜNG EM ĐI

Đường em đi là đường bên phải

Đường  ngược lại là đường bên trái

Đường bên trái thì em không đi

Đường bên trái thì em không đi

Đường bên phải là đường em đi.

Kính thưa:    – Quý vị đại biểu!   

                      –  Các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh!

Văn hóa giao thông là sự hiểu biết và tuân thủ Luật Giao thông một cách tự giác tạo nên nét đẹp trong ứng xử khi tham gia giao thông. Để thể hiện nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, mọi người phải có ý thức cộng đồng cao khi đi lại trên đường, không thể chỉ biết đến lợi ích của riêng mình mà ảnh hưởng đến người khác.                       Là học sinh em sẽ cố gắng học tập thật tốt, luôn phấn đấu học hỏi tìm hiểu kiến thức về Luật Giao Thông để góp phần bảo vệ tài sản của gia đình và xã hội. Bản thân em luôn tuân thủ nghiêm chỉnh và chấp hành tốt pháp luật giao thông để làm gương cho các em của mình và không làm phụ lòng thầy, cô, ba, mẹ, người  thân đã quan tâm, lo lắng cho chúng  ta trên bước  đường đời và để xứng đáng là một công dân có  ích của đất nước Việt Nam, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.

Chúng  ta cần  hiểu  rằng : “Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh và phát triển”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD – ĐT CƯM’GAR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                               —————————-

Số: …/ KHNGLL                                           EaDrơng, ngày 01tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH SINH HOẠT THÁNG  11

CHỦ ĐIỂM“ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”

 

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

– Học sinh hiểu sâu sắc giá trị của truyền thống hiếu học và vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như công lao của thầy cô.

–  Biết giữ gìn phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc và truyền thống của nhà trường. Tích cực học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn thầy, cô giáo.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1/ Nội dung:

– Nêu lên những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của học sinh với thầy cô giáo.

– Những truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi thầy cô giáo, ca ngợi tình nghĩa thầy trò.

– Nói và viết về cảm xúc đối với Thầy – Cô giáo.

– Tổ chức  các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

– Tìn hiểu về một số gương nhà giáo ưu tú; tinh thần vượt khó trong học tập ……

– Các biện pháp để thực hiện tuần học tốt.

2/ Hình thức hoạt động:

– Tổ chức sinh hoạt tập thể: Đối tượng học sinh toàn trường tham gia.

– Thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.

– Sinh hoạt theo khối lớp.– Trưng bày kết quả sưu tầm;  Hái hoa kiến thức; Sinh hoạt văn nghệ; đăng ký tuần học tốt,

III. PHÂN CÔNG

–  Khối 5 xây dựng kế hoạch hoạt động trước toàn trường và tổ chức vào tuần 3 tháng 11.

–  Cán bộ thư viện lập kế hoạch gới thiệu sách theo chủ đề tháng 11;

– Tổng phụ trách đội: Tổ chức chương trình phát thanh măng non theo chủ đề; phát động tuần học tốt; lập kế hoạch thi văn nghệ.

EaDrơng, ngày 1 tháng 11 năm 2018

HIỆU TRƯỞNG                                                      P. HIỆU TRƯỞNG

 

Trần Quốc Toản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 20/11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ NHỚ ƠN THẦY CÔ

KHỐI 4 TỔ CHỨC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11.

 

    Thực hiện bởi:   GV – HS Khối 5.

 A:   Mục Tiêu:

– Giúp HS Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Các em có thái độ ; kính trọng, lễ phép, biết ơn với thầy cô giáo.

– Yêu quý, tin tưởng, phấn đấu học tập tốt để không phụ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.

– Giáo dục cho học sinh truyền thống :TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” tốt đẹp của dân tộc.

– Bồi dưỡng cho các em kiến thức về chủ điểm 20/ 11. Kĩ năng tự tin biểu diễn bày tỏ trước đám đông.

C: Chuẩn Bị : Loa máy ; bàn ghế; chuông lắc; bảng con; bút lông ; phần thưởng ; hoa;…

B:  Các Hoạt Động:

 

1/ Người đẫn chương trình giới thiệu chương trình giờ học và đại biểu tới dự.

– Hàng năm cứ đến ngày 20-11, toàn xã hội lại có dịp nhìn lại, ghi nhận công lao, vai trò to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người “ đưa đò thầm lặng” đã ngày đêm chăm lo cho việc học tập và rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Trong không khí đó, toàn thể học sinh đang tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng để xứng đáng với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Để thể hiện truyền thống “ tôn sư trọng đạo” theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay ngày 18 tháng 11 năm 2015, khối lớp 5 tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn đối các thầy cô giáo của mình.

Đến dự với buổi hoạt động có cô : Giang Lệ Quyên – Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường.

Trong buổi hoạt động hôm nay của chúng ta cũng có mặt đầy đủ của các cô giáo và hơn 500 em HS của trường, cô đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay.

 2/ HS được nghe truyền thống ngày Nhà giáo VN  20 tháng 11.

Mở đầu buổi hoạt động, các bạn học sinh được nghe giới thiệu truyền thống ngày Nhà giáo VN  20 tháng 11do cô giáo Giang Lệ Quyên Hiệu trưởng nhà trường đọc nhé!

   Đại diện HS khối lớp 5 tặng hoa BGH.

Tiếp theo là phần thi dành cho các đội chơi với hai  vòng thi:

     CHƯƠNG TRÌNH  SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM: “ BIẾT ƠN THẦY CÔ”
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
1. Lời giới thiệu giờ học.

2. Giới thiệu 2 đội chơi đại diện cho  khối 5.
2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH (phụ trách chuyên môn), giáo viên KT K2; KT K3; KT K5

 PHẦN THI KIẾN THỨC.

Giải đáp ô chữ, với chủ đề hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

1/ . Giới thiệu luật chơi: Ô chữ của chúng ta hôm nay gồm có

– Có 6 từ hàng ngang – cũng chính là 6 gợi ý liên quan từ chìa khóa mà các em phải đi tìm.
–  Có 1 gợi ý thứ 7  liên quan đến từ chìa khóa. Từ này được chia thành 6 ô, tương ứng với thứ tự của các từ hàng ngang.
–    Mỗi đội có tối đa 3 lượt lựa chọn để chọn trả lời 1 trong các từ hàng ngang này. Cả 2 đội trả lời câu hỏi bằng cách  ghi ra bảng con trong thời gian suy nghĩ 30 giây/1câu.
– Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, đội chơi được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 từ chìa khóa (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) cũng được mở ra.
–  Đội chơi có thể lắc chuông trả lời từ chìa khóa bất cứ lúc nào.
– Đội chơi  tìm đúng từ chìa khóa trước khi bắt đầu từ hàng ngang thứ 3 được 50 điểm.
– Đội chơi tìm đúng từ chìa khóa trước gợi ý cuối cùng của chương trình được 25 điểm.
– Đội chơi  tìm đúng sau gợi ý cuối cùng của chương trình chỉ được 15 điểm.
Nếu tìm sai từ chìa khóa đội chơi sẽ bị loại khỏi phần chơi này

– Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội sẽ dành cho khán giả.

 

Câu hỏi ô chữ

Câu 1: Đây là từ gồm 6 chữ cái bắt đầu bằng chữ H nói về một việc em phải làm trước khi đến trường?

Câu 2; Đây là vê trước của câu tục ngữ …, Hậu học văn, gồm 9 chữ cái bắt đầu bằng chữ T.

Câu 3: Cô giáo được coi như là gì của em ở trường? Từ này gồm 2 chữ cái bắt đâu bằng chữ M.

Câu 4: Từ này là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? Gồm có 13 chữ cái bắt đầu bằng chữ T.

Câu 5: Tên tác gải bài hát Bụi phấn gồm có 6 chữ cái bắt đầu bằng chữ V?

Câu 6:  Từ này gồm 6 chữ cái bắt đầu bằng chữ T là tên danh nhân lịch sử

trường chúng ta mang tên?

Gợi ý từ chìa khóa ( ô chữ đặc biệt): Đây là một trong những việc làm thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô của mình ?

 

C: TỔNG KẾT.

* BGK: Hội ý tổng hợp – VN của Chi đội 5A1.

Đại diện BGK đánh giá kết quả của giờ học.

Đại diện BGH trao phần thưởng cho các đội chơi.

– Người dẫn chương trình dặn dò .

 

 

 

 

PHÒNG GD – ĐT CƯM’GAR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                         —————————-

Số: …/ KHNGLL                                           EaDrơng, ngày 04 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH SINH HOẠT THÁNG  12

CHỦ ĐIỂM « UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN »

 

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC

– Thông qua hoạt động nhằm giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của quân và dân ta trong chống giặc ngoại xâm và bảo xệ xây dựng Tổ quốc.

Khơi  dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thầy và trò của trường chúng ta.

Biết và nhớ ngày thành lập QĐNDVN và ngày Quốc phòng toàn dân ngày 22/12

– Giáo dục học sinh biết ơn ơn các anh hùng đã hy sinmh vì tổ quốc.

– Học sinh có ý thức: cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong khi ngồi trên ghế nhà trường nhằm góp phần bảo vệ quê hương đất nước.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1/ Nội dung:

– Học sinh viết bài tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân Việt nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22/12.

– Cung cấp cho học sinh biết các truyền thống vẻ vang của dân tộc, truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ.

– Tìm hiểu một số anh hùng, nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước

– Sưu tầm các mẩu truyện kể, bài thơ, bài hát ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi tình nghĩa quân dân.

– Kết hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức chuộc thi tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cho học sinh lớp 3,4,5.

– Tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ của huyện.

– Tổ chức cho học sinh và giáo viên thăm và tăng quà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình có công với cách mạng mà nhà trường nhận chăm sóc.

– Các lớp bầu chọn học sinh xuất sắc kết nạp đội viên mới.

– Mời cựu chiến binh xã về nói chuyện truyền thống dưới cờ.

2/ Hình thức hoạt động:

– Sinh hoạt dười cờ.

– Đi thăm viếng nghĩa trang và các gia đình chính sách.

III. PHÂN CÔNG

– Tổng phụ trách đội: xây dựng kế hoạch hoạt động trước toàn trường vào tuần 3 tháng 12- TPT và Đoàn thanh niên dẫn học sinh tham gia thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, tặng quà các gia đình chính sách.

 

EaDrơng, ngày 4 tháng 12 năm 2018

HIỆU TRƯỞNG                                                       P. HIỆU TRƯỞNG

 

Trần Quốc Toản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 12 / 2018

           Ngày thực hiện:  22 /12/ 2018

Người thực hiện: H Luễn

Địa điểm: Sân trường

 

Chủ đề: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Chủ điểm: NOI GƯƠNG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

-HS hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam  và ngày Quốc phòng toàn dân (22-12) cũng như vẻ đẹp truyền thống của “Anh bộ đội Cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử.

– Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiện vẻ vang của quê hương.

– Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất nước.

– Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh.

II.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

Lịch sử về ngày TLQĐNDVN 22/12

Các bài hát, bài thơ… ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ.

Hoa, khăn trải bàn, loa đài

III.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1 .Tuyên bố lý do:

Kính thưa : Các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

      Hòa cùng không khí cả nước chào mừng 74 năm kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2018.  Trường ta chúng ta đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân để nhớ tới công ơn của các bậc cha anh theo truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Thay mặt cho các thầy cô giáo trong toàn trường tôi xin trân trọng gửi lời tri ân đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cao cả mang đến hòa bình cho người dân Việt Nam, xin ghi khắc những tình cảm cao quý của các mẹ Việt Nam anh hùng đã sinh ra những người con ưu tú cho quê hương đất nước, các chú thương bệnh binh đã cống hiến một phần xương máu cho tổ quốc. Đó chính là nội dung của tiết sinh hoạt hôm nay.

  1. Giới thiệu đại biểu

Về dự tiết sinh hoạt hôm nay, chúng ta vinh dự được đón tiếp: Đại diện BGH nhà trường có:

  • Cô giáo Giang Lệ Quyên – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường.
  • Thầy giáo Trần Quốc Toản – Phó hiệu trưởng.
  • Thầy giáo: Y Huân Ayun – Phó hiệu trưởng
  • Bác: Lê Hồng Nhân – Đại diện hội cựu chiến binh xã EaDrơng.
  • Các thầy cô giáo và 562 em học sinh Trường TH Nguyễn Khuyến có mặt đông đủ trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay
  1. Nội dung sinh hoạt: Tìm hiểu về truyền thống QĐNĐVN
  2. Đối tượng: HS từ khối 3 đến khối 5

Trước khi vào nội dung sinh hoạt mời toàn thể các em lắng nghe bài hát “ Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân. Tác giả Huy Thục.

Câu 1 :Tên gọi tiền thân của quân đội nhân dân Việt nam là gì ?

TL: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Câu 2: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng năm nào ? Tính đến nay đã được bao nhiêu năm?

TL: Ngày 22/12 /1944,ở khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình , Cao Bằng . Tính đến nay đã được 71 năm.

Câu 3 : Ban đầu thành lập quân đội ta có bao nhiêu chiến sỹ? ( 34 chiến sỹ)

Câu 4: Ai là người đội trưởng , người chính trị viên đầu tiên ? ( đ/c Hoàng Sâm  là đội trưởng; Đ/c  Xích Thắng – Dương Mạc Thạch  là chính trị viên)

*Tên gọi “Quân đội Nhân dân” là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”. Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Câu 5 : Ai là người chỉ huy đầu tiên của quân đội ta ?

TL  Đồng chí Võ Nguyên Giáp là chỉ huy đầu tiên.

*GV đọc sơ lược về đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sinh ngày (25/8/1911 – 4/10/2013), còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh“, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân PhápChiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.

Võ Nguyên Giáp được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới. Ông được nhiều báo chí tôn sùng là anh hùng của nhân dân Việt Nam.

Để thay đổi không khí cô mời lớp 3 A1 lên tham gia văn nghệ.:

Câu 6: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?

TL Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Câu 7: Câu nói: Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời , có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó. Câu nói này của ai?

TL Câu nói của  Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Câu 8: Em hãy điền từ còn thiếu vào câu sau:”Đảo là nhà, … là quê hương”

TL : biển cả .

Biển của nước ta giàu và đẹp, gần đây Trung Quốc đang lâm le xâm chiếm đảo Trường Sa của chúng ta. Mọi người cũng nhận thấy rằng dù công sự có vững chắc, dù vũ khí có hiện đại… nhưng nếu các cán bộ, chiến sĩ không có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh và không có sự khát khao bảo vệ chủ quyền biển đảo thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa. “Đảo là nhà, biển cả là quê hương” Đây là câu khẩu hiệu của lực lượng hải quân Việt Nam. Hầu như trên tất cả các đảo, khẩu hiệu này được lặp lại nhiều nhất như là một sự dặn dò, nhắc nhở mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn giữ vững ý chí chiến đấu, sẵn sàng xung phong. Đó còn như là một tâm niệm, một lời hứa của các chiến sĩ với Tổ quốc chứ không chỉ là một khẩu hiệu nhắcđể nhớ. Trên từng đảo, lại có những khẩu hiệu khác nhau, cũng nhằm động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ khi mang trên mình trách nhiệm thiêng liêng, cao cả trước Tổ quốc.

  1. Tổng kết nhận xét tiết sinh hoạt.

– Quân đội ta từ nhân dân mà ra, được Đảng cộng sản Việt nam và chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, xây dựng, giáo dục và rèn luyện. Chặng đường anh hùng 71 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tô thắm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm rạng rỡ thời đại Hồ Chí Minh.

Hôm nay đây, các em còn ngồi dưới mái trường thân yêu, chúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện lối sống và tác phong anh bộ đội Cụ Hồ để mai này lớn lên góp phần tiếp tục xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Các em học sinh thân mến! Để có cuộc sống hòa bình, các em được học tập dưới bầu trời tự do như ngày hôm nay, toàn thể nhân dân ta đã đấu tranh, chiến đấu gian khổ mới giành được độc lập tự do. Ngày hôm nay chúng ta cùng ôn lại những chặng đường vẻ vang của quân đội ta. Các em yêu quí, được sống trong một đất nước hòa bình, một xã hội ngày càng tiến bộ, cô mong rằng các em ra sức học tập mong sao đền đáp công ơn của những người đã hi sinh, các em phải nỗ lực học tập chiếm lĩnh tri thức để kế thừa con đường xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh .

Xin chúc cho các em học tập đạt kết quả cao nhất.

Xin chào và tạm biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 PHÒNG GD – ĐT CƯM’GAR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                         —————————-

Số: …/ KHNGLL                                                  EaDrơng, ngày 02 tháng 01 năm 2019

 

                              KẾ HOẠCH SINH HOẠT THÁNG  1&2

Chủ đề: “Mừng Đảng – Mừng xuân”

Chủ điểm: “Truyền thống văn hóa dân tộc”

  1. I. Mục tiêu:

– Hiểu những phong trục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương, dân tộc trong dịp tết cổ truyền.

– Phát  huy khả năng sáng tạo của học sinh trong các hoạt động tập thể. Giáo dục lòng, lòng tự hào truyền thống vẻ vang của dân tộc, tình yêu quê hương, trường lớp…

  1. Nội dung và hình thức.
  2. Nội dung: Tìm hiểu vể các phong tục tập quán, nét văn hoá trong dịp tết cổ truyền.

– Tuyên truyền về ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2).

– Tổ chức văn nghệ mừng đảng, mừng xuân.

– Tổ chức và phổ biến các trò chơi dân gian.

  1. Hình thức hoạt động:

– Sinh hoạt dười cờ. Đi thăm và tặng quà các gia đình chính sách.

– Sinh hoạt tập thể toàn trường.

III. Chuẩn bị.

– Nội dung sinh hoạt, tuyên truyền; Các trò chơi dân gian, các phong tục tập quán trong ngày tết.  Sưu tầm bài hát, câu ca dao tục ngữ, lời chúc tết …

  1. Phân công thực hiện:

– Khối 4 tổ chức sinh hoạt toàn trường.

+ TPT: Tuyên truyền dưới cờ, phát thanh măng nom theo chủ đề trong tháng;  tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức cho học sinh tặng quà gia đình chính sách nhân dịp xuân Mậu Tuất.

 

Tổ chức kết nạp đội cho các em nhi đồng khối lớp 3 có thành tích xuất sắc.

 EaDrơng, ngày 2 tháng 1 năm 2019

HIỆU TRƯỞNG                                                             P. HIỆU TRƯỞNG

 

                    Trần Quốc Toản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI SOẠN HĐNGLL THÁNG -KHỐI 4

CHỦ ĐỀ: “MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN ”

Thời gian: 25/ 2 /2019

Địa điểm: Sân trường

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Nga

1   . Mục tiêu:

Giúp HS: Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày tết.

  1. Thái độ:

Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương

  1. Kĩ năng:

Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.

  1. Nội dung và hình thức hoạt động:

a.Nội dung:

– Những phong tục, truyền thống văn hoá ngày xuân, ngày tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh ảnh và qua các truyện kể…mà học sinh được đọc, được nghe.

– Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.

b.Hình thức hoạt động:

Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các lớp.

  1. Chuẩn bị hoạt động:

a.Về phương tiện hoạt động:

  1. Các tư liệu sưu tầm được.
  2. Các bài viết từ thực tế và từ các chuyện được nghe có liên quan đến chủ đề hoạt động.
  3. Phấn, bảng, giấy màu trang trí.
  4. Phần thưởng cho các tổ đạt điểm cao.

b.Về tổ chức:

– GVCN hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguốn khác nhau: ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, sách báo, tranh ảnh, phát thanh, truyền hình…

– Phân công tổ trưởng nhắc nhở các tổ viên sưu tầm…

– Các tổ cử đại diện báo cáo kết quả sưu tầm

– Cử ban giám khảo

– Phân công kết quả sưu tầm

– Phân công người điều khiển chương trình

– Chuẩn bị chương trình văn nghệ

– Phân công người trang trí

– Chuẩn bị phần thưởng

– Mời đại biểu.

  1. 4. Tiến hành hoạt động:

 

Người thực hiện Nội dung hoạt động
Hoạt động 1:

 

– Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do tiết sinh hoạt.

 

 

 

– Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu đến dự tiết sinh hoạt.

 

– Người dẫn chương trình điều khiển các tổ trình bày kết quả sưu tầm đã chuẩn bị trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

Cuộc thi giữa các lớp

Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi cho các đội trả lời, đội nào chuẩn bị xong trước thì đưa tay giành quyền trả lời

 

BGK chấm điểm và ghi lên bảng

 

 

Hoạt động 3:

sinh hoạt văn nghệ

– Ban giám khảo công bố điểm của các tổ.

1. Khởi động:

– Hát bài hát tập thể.

– Lớp hát tập thể bài “Mùa xuân về” của nhạc sĩ Hoàng Vân

2. Tuyên bố lí do:

Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào sinh hoạt trao đổi những kiến thức về ngày xuân và nét đẹp của truyền thống quê hương mình để giúp cho các bạn hiểu thêm hơn về nét đẹp của quê hương.

3. Giới thiệu đại biểu:

– Đến dự tiết sinh hoạt có GVCN lớp 4A2 , 4A3, 4A4

– Giới thiệu đại biểu Ban giám hiệu

4. Trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm:

– Người điều khiển chương trình yêu cầu các tổ kẩn trương trưng bày kết quả sưu tầm tư liệu của tổ mình tại các vị trí phân công.

– sau khi trưng bày xong, Ban giám khảo tiến hành chấm điểm trưng bày theo các tiêu chí như: nhiều thông tin, có tính mĩ quan, tính khoa học…

Nếu tổ nào đạt được yêu cầu như trên thì đạt được điểm tối đa là 100 điểm. Nếu thiếu phần nào thì trừ ở phần ấy 10 điểm.

– Lần lượt các tổ cử đại diện giới thiệu một khái quát kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung, minh hoạ và nội dung cụ thể như: bài thơ; bài hát, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ…nói về những phong tục, truyền thống tốt đẹp quê hương và ngày xuân, ngày tết quê hương, đất nước :

+ Mỗi tổ cử ra 3 người minh hoạ 3 nội dung, tổ sau chú ý không nên lặp lại nội dung của tổ trước.

+ Ban giám khảo chấm kết quả trình bày của các tổ theo nội dung qui định trước.

+ Trong quá trình các tổ trình bày, vấn đề nào gặp khó khăn hoặc chưa rõ, người điều khiển sẽ mời thầy, cô cố vấn giúp đỡ.

– Thi trả lời câu hỏi:

Câu 1 :Bạn hãy kể tên các phong tục tập quán mà bạn biết?

Câu 2 : Ở quê bạn có những trò chơi dân gian truyền thống gì trong ngày tết?

Câu 3: Ở quê bạn có phong tục gì đón tết ?

Câu 4: Bạn hãy hát một bài hát nói về ngày tết?

Câu 5 : Hãy nói về việc làm của bạn trong những ngày tết?

Câu 6: Để đảm bảo an toàn giao thông trong ngày tết thì bạn phải làm gì?

– Hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ có từ “quê hương” hoặc từ “mùa xuân”

 

Các đội chơi  lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ

về chủ đề mừng đảng mừng xuân

* ĐÁNH GIÁ ĐIỂM – TỔNG KẾT

– Thông qua tổng số điểm từng đội Trao giải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD – ĐT CƯM’GAR                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN                 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————-                                                         —————————-

Số: …/ KHNGLL                                           EaDrơng, ngày 04 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH SINH HOẠT THÁNG 3

Chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn.

  1. I. MỤC TIÊU: giúp học sinh

HS hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26-3-1931), những nét lớn về chặng đường vẻ vang của Đoản và ý nghĩa ngày 8-3 (là ngày hội phụ nữ thế giới nói chung phụ nữ Việt Nam nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ, của cô giáo và các bạn nữ).

Giáo dục học sinh tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn, có ý thức phấn đấu vào Đoàn. Biết ơn và kính trọng bà , mẹ, cô giáo của các em và tôn trọng bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.

  1. CHUẨN BỊ:

– Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

– Các bài hát, bài thơ nói về mẹ, cô giáo

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

  1. Nội dung

– Đọc truyền thống ngày 8/3; 26/3….

– Học sinh – Giáo viên sưu tầm một số mẩu chuyện theo chủ đề để đọc dưới cờ.

– Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 8/3 – Ngày Quốc tế phụ nữ.

–  Thông qua các hoạt động sinh hoạt các lớp lồng ghép 1 số câu hỏi về kiến thức bài đã học để củng cố kiến thức cho học sinh.

  1. Hình thức.

– Tổ chức sinh hoạt theo khối lớp.

– Sinh hoạt dưới cờ.

– Tổ chức giới thiệu sách

– Tuyên truyền qua chương trình phát thanh măng non.

– Tặng quà học sinh nghèo….

  1. PHÂN CÔNG.

– Khối khối 3: Lập kế hoạch sinh hoạt cho cả tổ trước toàn trường dự.

– Cán bộ thư viện tổ chức giới thiệu sách về chủ đề tháng.

– TPT: Tổ chức chương trình phát thanh măng non, …

– Sinh hoạt tập thể dưới cờ…..

– Khối 3 tổ chức sinh hoạt trước toàn trường.

  1. THỜI GIAN TỔ CHỨC. Tổ chức sinh hoạt vào chiều thứ 6 tuần cuối của tháng.

EaDrơng, ngày 4 tháng 3 năm 2019

HIỆU TRƯỞNG                                                             P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                     Trần Quốc Toản

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM : TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN” CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HCM 26 – 3

Thực hiện bởi:   GV – HS Khối 3.

                                     

  1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

HS hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26-3-1931), những nét lớn về chặng đường vẻ vang của Đoản và ý nghĩa ngày 8-3 (là ngày hội phụ nữ thế giới nói chung phụ nữ Việt Nam nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ, của cô giáo và các bạn nữ).

Giáo dục học sinh tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn, có ý thức phấn đấu vào Đoàn. Biết ơn và kính trọng bà , mẹ, cô giáo của các em và tôn trọng bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.

  1. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1.Nội dung:

Lịch sử ngày thành lập Đoàn và các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương sáng Đoàn viên.

Ý nghĩa của việc giữ  gìn ATGT.

2.Hình thức:

Thi hỏi đáp , văn nghệ

       III. CHUẨN BỊ:

– Lên kế hoạch hoạt động.

– Phân công người dẫn chương trình.

– Phân công người trang trí, sắp xếp bàn ghế…

– Mời đại biểu

– Bút lông – bảng con .

  1. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
  2. khởi động

DCT: Kính thưa quý thầy cô và các bạn.Tháng 3 đã đến! Tháng của thanh niên, tháng của ngày sinh nhật Đoàn, tháng của bà ,của mẹ, của cô, của chị và của các bạn gái nữa. Và đặc biệt tháng 3 với mỗi người dân  Đak Lak chúng ta là tháng được ôn lại chiến thắng hào hùng của dân tộc với đầy ý chí và lòng biết ơn , niềm tự hào sâu sắc. Tất  cả chúng ta ai cũng muốn có một tháng ba vui vẻ, hạnh phúc, trọn vẹn và đầy ý nghĩa.Với ý nghĩa và mục đích trên, hôm nay khối lớp 3 chúng em tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ điểm Tiến bước lên Đoàn. Đó là lý do của buổi hoạt động hôm nay.

DCT:Về dự buổi hoạt động hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu:

Cô:  Giang Lệ Quyên  là  Bí Thư Chi bộ  – Hiệu trưởng nhà trường.

Thầy: Trần Quốc Toản – Phó hiệu trưởng nhà trường

Thầy: Y Huân Ayun- Phó hiệu trưởng nhà trường.

Cùng các các thầy giáo, cô giáo trong toàn trường  và hơn 500 em hs yêu quý.

DCT: Năm đội chơi đến từ 5 lớp:  3A1; 3A2; 3A3; 3A4; 3A5 đến trong vai trò chủ nhân cửa giờ học hôm nay.

 

 DCT: Trước khi bước vào hoạt động, xin mời các bạn cùng nghe  hát bài“ HÀNH KHÚC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HCM “

Nhạc và lời Phong Nhã.

 DCT: Kính thưa các thầy cô, các bạn học sinh thân mến, tôi xin được thông qua chương trình hoạt động hôm nay.

1.Đọc ý nghĩa ngày thành lập Đoàn.

2.Phần thi thứ nhất : TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN.

    Phần thi thứ hai: TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

  1. Phần tổng kết khen thưởng:

 DCT: Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày thành lập Đoàn qua phần trình bày của thầy(cô) Mai Thị Hoa – Bí thư đoàn trường trình bày. Xin kính mời cô

  1. 2. Nội dung:

* Phần thi thứ nhất: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN.

DCT:Tôi xin thông qua thể lệ phần thi:

Phần thi gồm có 08 câu hỏi nội dung liên quan đến ngày thành lập Đoàn.Các đội lần lượt chọn câu hỏi nghe NDCT đọc câu hỏi rồi đại diện đội TL . Nếu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai hoặc không có câu trả lời sau 30 giây thì các đội còn lại giành quyền trả lời để được 5 điểm. Nếu tiếp tục sai thì DCT  sẽ đọc câu trả lời.

*Các câu hỏi:

                                CÂU HỎI   ĐÁP ÁN
 

1.     Ngày thành lập đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ngày nào?

2.     Người Đoàn viên đầu tiên là ai?

3.     Hội thi thể dục thể thao học sinh tổ chức ở huyện ta tổ chức  tháng 3 – tháng 4 hàng năm có tên gọi là gì?

4. Bí thư Đoàn trường là ai?

5.Bạn hãy kể ít nhất hai gương sáng thanh niên?

 

 

6.Bạn hãy kể ít nhất hai bài hát liên quan đến Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?

7.Tháng 3 ở nước ta được gọi là tháng gì?

8.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước trao tặng những huân chương cao cả nào?

 

 

ĐA: 26/3/1931

 

 

ĐA: Lí Tự Trọng.

 

 

ĐA: Hội Khoẻ Phù Đổng.

 

 

ĐA: Chị: Mai Thị Hoa

ĐA: Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi. Phan Đình Giót,…

 

ĐA: Cùng nhau ta đi lên(Đội ca), Tiến lên Đoàn viên, Lên đàng; Nối vòng tay lớn.

ĐA: Tháng thanh niên.

ĐA; Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng.

 

DCT: Công bố điểm của các đội chơi sau phần thi.

Đội 1: ………điểm.

Đội 2: ……….điểm.

Đội 3: ……….điểm.

Đội 4: ……….điểm.

Đội 5: ……….điểm.

Phần thi thứ hai : TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Hai đội tham gia trả lời câu hỏi bằng cách ghi bảng con trong thời gian 1 phút cho một câu hỏi:

1/ Em hãy kể tác dụng của đèn xanh đèn đỏ?

2/ Hãy kể tên bài hát thiếu nhi về chủ đề an toàn giao thông mà em biết?

3/ Em hãy cho biết đi xe đạp như thế nào là an toàn?

4/ Dù là trẻ em hay người lớn thì khi tham gia giao thông bằng xe máy chúng ta đều phải đội mũ bảo hiểm là đúng hay sai .(Đúng ghi Đ sai ghi S)

5/ Bạn Y A khi ngồi sau xe máy ba chở tới trường bạn có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ . Việc làm đó của bạn đúng hay sai? ( Đúng ghi Đ , sai ghi S)

Nghe bài hát Đèn xanh đèn đỏ – Đường em đi.

DCT: Công bố điểm của các đội chơi sau phần thi.

   Đội 1: …………điểm.

Đội 2: …………điểm.

Đội 3:………….điểm.

Đội 4:………….điểm.

Đội 5: …………điểm.

 

DCT: Tổng kết điểm cả hai phần thi  Xin chúc mừng các đội … đã dành thắng lợi trong ngày hôm nay. Xin mời đại diện của các đội lên nhận quà.

  1. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:

   DCT: Trước khi ra về, xin mời các bạn hát cùng tôi bài hát mang tên Tiến lên Đoàn viên.

DCT:  Nhận xét và dặn dò.

Các bạn ơi vậy là buổi hoạt động của chúng ta đã kết thúc rồi thật tiếc là phải chia tay các bạn ở đây. Chúc các bạn luôn thành công trong học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG  4 & 5

                         CHỦ ĐIỂM “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”

  1. I. MỤC TIÊU:

Học sinh tự hào về các truyền thống vẻ vang của tỉnh nhà như: Chiến thắng Buôn Mê Thuật 10/3; Giải phóng hoàn toàn niền nam thống nhất đất nước 30/4.

– Giáo dục học sinh nêu cao tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em trong nhà trường và trên địa bàn và lòng biết ơn đến các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh để mang lại nền hòa bình cho đất nước.

  1. CHUẨN BỊ:

– Giáo viên – Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh, truyện kể về người anh hùng trên địa bàn, sưu tầm tư liệu bề bác Hồ kính yêu.

III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

  1. Nội dung: –

– Đọc truyện lịch sử chiến thắng 10/ 3 và 30/4 ….

– Học sinh – Giáo viên sưu tầm một số mẩu chuyện theo chủ đề để đọc dưới cờ.

– Thông qua các hoạt động sinh hoạt các lớp lồng ghép 1 số câu hỏi về kiến thức bài đã học để củng cố kiến thức cho học sinh.

– Dạy tích hợp vào chương trình giáo dục địa phương.

– Tổ chức lòng ghép nội dung An toàn giao thông, kĩ năng sống vào các hoạt động.

  1. Hình thức.

– Tổ chức sinh hoạt theo khối lớp.

– Sinh hoạt dưới cờ.

– Tổ chức cuộc thi sưu tầm tư liệu về Bác Hồ kính yêu.

– Tuyên tuyền qua chương trình phát thanh măng non.

  1. PHÂN CÔNG.

Khối 3 tô chức sinh hoạt toàn trường.

– Cán bộ thư viện tổ chức giới thiệu sách về chủ đề tháng.

– TPT: Tổ chức chương trình phát thanh măng non, Tổ chức cuộc thi sưu tầm tư liệu về Bác Hồ kính yêu.

  1. THỜI GIAN TỔ CHỨC.

– Thời gian tổ chức sinh hoạt tập thể vào tuần 2 của tháng 5

 

EaDrơng, ngày 3 tháng 4 năm 2019

  1. HIỆU TRƯỞNG

 

 

Trần Quốc Toản

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

THÁNG 5 / 2019 -KHỐI 3

Ngày thực hiện:  26 /4/ 2019

Người thực hiện: Trần Thị Hoa

Địa điểm: Sân trường

CHỦ ĐỀ HÒA BÌNH & HỮU NGHỊ

Chủ điểm: BÁC HỒ KÍNH YÊU

I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh:

-Có những hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, những đức tính cao đẹp và thuở thiếu thời của Bác,về những tình cảm yêu thương mà Người đã dành cho thiếu nhi, từ đó càng cố gắng làm theo lời Bác

-Có lòng kính yêu Bác, mong muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, tự hào là cháu ngoan của Bác

      – HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

II.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

Tư liệu về Bác Hồ.

Các bài hát, bài thơ… ca ngợi Bác Hồ.

Hoa, khăn trải bàn, loa đài

III.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1 .Tuyên bố lý do:

Kính thưa : Các thầy giáo , cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

      Hòa cùng không khí cả nước chào mừng 129 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2016 và 44 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trường ta chúng ta đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chào mừng ngày  đất nước được thống nhất, Nam Bắc qui về một mối và 129 năm ngày sinh của Bác để nhớ tới công ơn Bác và toàn thể dân tộc ta.

Thay mặt cho các thầy cô giáo trong toàn trường tôi xin trân trọng gửi lời tri ân tới Đảng, Bác Hồ và tất cả những người có công góp phần giải phóng cho dân tộc, đất nước được độc lập tự do. Đó chính là nội dung của tiết sinh hoạt ngày hôm nay.

  1. Giới thiệu đại biểu

  Về dự tiết sinh hoạt hôm nay , chúng ta vinh dự được đón tiếp : Đại diện BGH nhà trường có:

  • Cô giáo Giang Lệ Quyên – Hiệu trưởng nhà trường.
  • Thầy giáo Trần Quốc Toản- Phó hiệu trưởng.
  • Cô Ngô Thị Thơm TPT đội TNTPHCM
  • Các cô giáo và hơn 500 em học sinh Trường TH Nguyễn Khuyến có mặt đông đủ trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay
  1. Nội dung sinh hoạt:

Chương trình sinh hoạt : 2 phần

        Phần thứ nhất : Tìm hiểu về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Phần thứ 2  Văn nghệ

Trước khi vào nội dung sinh hoạt mời toàn thể các em lắng nghe bài hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng Tác giả Phong Nhã.

 

 

Câu 1 : Bác Hồ sinh vào tháng năm nào? Quê ở đâu?

   TL: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Câu 2: Em biết Bác Hồ có những tên gọi nào?

  1. Nguyễn Sinh Cung

Nguyễn Sinh Cung là tên lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  1. Nguyễn Sinh Côn

Theo một số hồi ký của các bạn học cùng trường Quốc học Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Sinh Cung còn thường được gọi là Nguyễn Sinh Côn. Trong một bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1954, Người cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.

  1. Nguyễn Tất Thành

Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, ông chuyển về sống ở quê nội xã Kim Liên. Theo tục lệ, ông Nguyễn Sinh Sắc được làng Kim Liên đón về và được làng cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà. Nhân dịp này ông Nguyễn Sinh Sắc làm “lễ vào làng” cho hai con trai với tên mới: Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

  1. Văn Ba

Với hoài bão, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin , trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba.

  1. Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc – cái tên bắt đầu một chặng đường mới trong hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và bắt đầu hoạt động chính trị dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc một cái tên để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đới hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong cách mạng Việt Nam. Song Người chỉ khiêm tốn nhận mình là “Tôi vẫn là tôi ngày trước, một người yêu nước”.

  1. Bác

Tên gọi “Bác”, xuất hiện từ dịp Hội nghị Trung ương lần thứ tám, tháng 5 năm 1941 ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.

  1. Hồ Chí Minh

Ngày 13-8-1942, Người lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược.Để tránh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh

  1. Hồ Chủ tịch

Tên gọi Hồ Chủ tịch xuất hiện từ khi chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời tháng 9 năm 1945 và được dùng cho đến những năm sau này.

  1. Bác Hồ

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai tiếng Bác Hồ trở nên gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong một số thư gửi cho các cháu thanh thiếu niên nhi đồng, học sinh… Người thường ký hai chữ Bác Hồ.

Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?

  TL: Ngày 5- 6 -1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Câu 4: Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

 

Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 – 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu  Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh,

Thật thà, dũng cảm”.

Năm học 1964 – 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

 

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

 Học tập tốt, lao động tốt

 Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

 Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Để thay đổi không khí cô mời lớp 3A lên tham gia tiết mục văn nghệ

Bài hát: Bác Hồ người cho em tất cả  của nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân

lớp 3A lên tham gia tiết mục văn nghệ

 Câu 5: Đội Thiếu niên tiền phong thành lập vào ngày, tháng, năm, nào?

TL Đội Thiếu niên tiền phong thành lập vào ngày15 tháng 5 năm 1941

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngày đầu tiên thành lập, Đội có 5 đội viên là Nông Văn Dền mang bí danh là Kim Đồng,

 

Nông Văn Thàn là Cao Sơn, Lý Văn Tịnh là Thanh Minh, Lý Thị Nì là Thủy Tiên và Lý Thị Xậu là Thanh Thủy; Kim Đồng được bầu làm Đội trưởng.

Câu 6: Để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy là học sinh các em cần phải làm gì?

Để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy các em cần chăm học, chăm làm, ngoan ngoãn, lễ phép xứng đáng là con ngoan trò giỏi , là cháu ngoan Bác Hồ như lời Bác hằng mong ước.

 

  1. 4. Tổng kết nhận xét tiết sinh hoạt.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện thế  hệ trẻ, đặc biệt Bác luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt các  cháu thiếu nhi. Nay Bác đã đi xa, nhưng những lời căn dặn và tấm gương  đạo đức của Bác vẫn ngời sáng để các thế hệ học tập noi theo.

Cùng  với các tầng lớp nhân dân, các đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh đang ra  sức học tập, lao động, làm nghìn việc tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ…

Các em yêu quí, được sống và học tập dưới mái trường hòa bình như ngày hôm nay đó là nhờ ơn Đảng, ơn Bác, cô mong rằng các em phải ra sức học tập, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy để xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp như lời Người hằng mong.

Xin chúc cho các em xứng đáng là những cháu ngoan của Bác.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Toàn trường hát bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.